Bên cạnh MACD, RSI là một chỉ báo luôn thường trực trên TradingView của các trader. Vậy RSI là gì và quan trọng như thế nào? Ta hãy tìm hiểu trong bài viết này.

RSI – Relative Strength Index là gì?

RSI là viết tắt của Relative Strength Index, nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối. RSI sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lường sức mạnh của đợt tăng giá (hoặc giảm giá), từ đó nhận định thị trường đó đang bị quá mua (hoặc quá bán).

RSI xem xét mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 14 ngày), từ đó tính tỷ lệ giữa việc giá đóng cửa tăng và giá đóng cửa giảm.

RSI thể hiện trên biểu đồ theo dạng đường dao động (đường thẳng dao động liên tục giữa đỉnh và đáy – tương tự điện tâm đồ), với đỉnh là 100 và đáy là 0.

RSI trên 70 được xem là tình trạng quá mua hoặc định giá quá cao, dẫn tới việc đảo ngược xu hướng hoặc giá điều chỉnh trong tương lai. RSI dưới 30 được xem là tình trạng quá bán hoặc định giá quá thấp.

RSI Indicator được phát triển và công bố bởi J. Welles Wilder Jr. trong quyển sách “Khái Niệm Mới Trong Hệ Thống Phân Tích Giao Dịch”.

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

  • RSI là chỉ báo dao động theo momentum (động lực) nổi tiếng được phát minh vào năm 1978.
  • RSI cung cấp cho nhà phân tích kỹ thuật tín hiệu về động lực của đà tăng hoặc đà giảm.
  • Một loại tài sản được xem là quá bán khi RSI dưới 30 và quá mua khi RSI trên 70.
  • Trendline và đường MA là hai công cụ hiệu quả để kết hợp cùng RSI.
Đồ thị dao động của RSI (đường màu tím) của Bitcoin năm 2020

Công Thức Tính RSI

Chúng ta không cần tự tính RSI vì các công cụ vẽ biểu đồ đã làm việc đó rồi. Việc tìm hiểu công thức tính RSI sẽ giúp ta hiểu rõ hơn bản chất để vận dụng RSI cho đúng.

RSI = 100 – [ 100 / (1 + Trung bình tăng/Trung bình giảm)]

Trung bình tăng giảm ở đây được tính trong một khoản thời gian nhất định (mặc định là 14 ngày). Trung bình giảm được lấy giá trị tuyệt đối dương.

Ví dụ: Trong 14 ngày có 7 ngày với giá đóng cửa cao hơn quá khứ 4%. 7 ngày còn lại giá đóng cửa thấp hơn quá khứ 2%, từ đó ta có công thức tính RSI như sau:

RSI = 100 – [100 / (1 + 4/2)] = 100 – 100/3 = 66,67.

Như vậy RSI trong trường hợp này là 66,67.

Ý Nghĩa Của RSI

RSI là một loại chỉ báo động lượng và là chỉ báo sớm.

Trong một uptrend dài, RSI có thể thường xuyên ở trên mức quá mua. Ngược lại, ở downtrend dài, RSI sẽ thường xuyên nằm ở dưới mức quá bán. Điều này là bình thường và bạn nên kết hợp với các chỉ báo khác để khẳng định xu hướng.

Trong uptrend, RSI thường chỉ nằm trên mốc 30, và thường xuyên chạm đến mốc 70. Trong downtrend, RSI hiếm khi nào chạm được 70, và thường xuyên chạm đến mốc 30. Chỉ báo này giúp ta xác nhận xu hướng và tìm các điểm đảo chiều tiềm năng.

Ví dụ: trong uptrend, RSI nhiều lần liên tiếp không chạm được mốc 70 dù giá đang tăng trưởng, sau đó đột ngột rớt xuống gần 30, điều đó cho thấy xu hướng đã yếu dần và có khả năng đảo chiều.

Tương tự trong downtrend, nếu RSI nhiều lần không phá xuống dưới 30 nhưng đột ngột tăng lên mốc 70, cho thấy downtrend đang yếu dần.

Ta cũng cần lưu ý tới mốc RSI 50, khi RSI phá xuống 50 thì khả năng cao giá sẽ xuống tiếp, ngược lại, khi RSI vượt 50 thì có thể sẽ còn lên hơn nữa. Để đảm bảo hơn, ta hãy dùng mốc 45 khi phá xuống và 55 khi phá lên để cho độ chính xác cao hơn. Có thể nói mốc 45 hỗ trợ và 55 là mốc kháng cự cho RSI trong việc thay đổi xu hướng.

Wilder, người phát minh RSI, định nghĩa một “failure swing” trên hoặc dưới mốc 50 là một tín hiệu mạnh mẽ cho việc đảo chiều. Ví dụ RSI chạm 76, sau đó giảm xuống 72, rồi tăng lên 77 và cuối cùng rớt xuống dưới 72, Wilder xem nó “failure swing” trên 70.

Trendline và đường MA rất hữu ích khi kết hợp cùng RSI để phán đoán xu hướng.

RSI đặc biệt hiệu quả với những thị trường dao động lớn, chưa xác nhận rõ tăng hay giảm.

Hạn chế của RSI

RSI có thể tạo ra các tín hiệu xoay chiều giả. RSI cũng có thể giữ trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài nếu thị trường có động lực mạnh. Khi sử dụng RSI ta cần kết hợp với chỉ báo khác, tuân thủ xu hướng chính.

Quá bán, quá mua là gì?

Chỉ số RSI sẽ xác định được thị trường đang ở tình trạng quá bán hoặc quá mua. Quá bán hoặc quá mua là trình trạng phổ biến không chỉ ở thị trường giao dịch hàng hóa mà còn ở thị trường thực tế. Người nông dân hay gọi là “Được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”.

Quá bán là khi một loại hàng hóa với nguồn cung vượt quá cầu, giá sẽ bị đẩy thấp xuống để thoát hàng nhanh hơn, đến một ngưỡng giá nào đó ta sẽ gọi là quá bán. Khi hàng hóa bị định giá quá thấp, nhiều người sẽ ngừng không bán ra nữa, cán cân cung cầu phục hồi thì giá sẽ dần tăng lên lại vùng ổn định như trước đó.

Quá mua là khi một loại hàng hóa trở nên khan hiếm, khiến mọi người săn lùng để mua, đẩy mức giá lên quá cao. Ở một mức giá đủ hấp dẫn (bị định giá quá cao), những người có hàng trước giờ không muốn bán quyết định bán ra và tung thêm nhiều hàng hóa ra thị trường, dẫn đến cung tăng lên, giá sẽ dần giảm xuống mức ổn định.

Cài Đặt RSI Indicator Trên TradingView

Trên TradingView, bạn mở khung tìm kiếm chỉ báo (phím tắt /), gõ vào khung tìm kiếm RSI rồi chọn Chỉ số sức mạnh tương đối. Sau khi mở RSI sẽ nằm ở bên dưới biểu đồ nến. Bạn click chuột phải vào đường RSI chọn Cài đặt.


Tại khung cài đặt bạn có thể điều chỉnh các thông tin sau:

– Các đầu vào: chọn số ngày để tính RSI, mặc định 14.
– Dải trên, middle band, dải dưới: xác định mức quá mua, quá bán (mặc định là 70 và 30).

Bạn có thể điều chỉnh thông số sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn. Nếu là người mới, bạn chỉ cần để mặc định là được.

Giao Dịch Với RSI Hiệu Quả

RSI Phân Kỳ

Tương tự với Stochastic và MACD, RSI cũng có tín hiệu phân kỳ khi hành động giá đi ngược với hành động của RIS (hoặc Stochastic/MACD).

Phân kỳ tăng (hay còn gọi là hội tụ) là khi RSI đang trong trạng thái quá bán, tạo đáy cao dần trong khi giá đang tạo đáy thấp dần. Điều này cho thấy động lực tăng bắt đầu xuất hiện, nếu RSI vượt qua 30 thì ta có thể mua vào.

Ảnh: BTC tạo đáy thấp hơn ở 29knhưng RSI lại tạo đáy cao hơn. Ngay khi RSI vượt qua 30 là thời điểm tốt để mua vào.

Phân kỳ giảm xảy ra khi RSI đang ở trạng thái quá mua, giá tạo đỉnh cao dần trong khi RSI tạo đỉnh thấp dần. Điều này cho thấy động lực tăng đã yếu đi, có thể có đảo chiều khi RSI xuống dưới 70.

Failure Swings

Failure Swing là khái niệm được đặt ra bởi Wilder, nhà sáng tạo ra chỉ số RSI. Failure Swing là khi RSI dao động vài lần quanh mốc quá bán hoặc quá mua trước khi bức phá hẳn sang hướng ngược tại. Ta có swing tăng và swing giảm.

Swing tăng, gồm 4 giai đoạn:

  1. RSI xuống dưới mức quá bán (30)
  2. RSI vượt qua 30
  3. RSI tăng nhẹ xong giảm nhưng không giảm quá mốc 30.
  4. RSI phục hồi và vượt qua đỉnh ở giai đoạn 3.

Cách phân tích RSI này tương tự như trendline, cho hiệu quả khá tốt ở ngắn hạn lẫn dài hạn.

Ảnh: RSI vượt khỏi mốc 30, chạm 35 và điều chỉnh xuống 31 trước khi tiếp tục tăng lên 50. Swing tăng từ RSI đồng thời giá Bitcoin cũng tăng từ 34k lên 37k.

Swing giảm, gồm 4 giai đoạn:

  1. RSI tăng vào mức quá bán (>70)
  2. RSI cắt xuống mốc 70
  3. RSI tăng lại nhưng không vượt được 70
  4. RSI xuống phá đáy của giai đoạn 3.

Ảnh: RSI lên đến mốc 78 nhưng nhanh chóng xuống mức 50, sau đó RSI phục hồi đến mốc 68 trước khi phá đáy 50 (breakout) và lao xuống vùng quá bán. Kể từ khi xác nhận với breakout đến khi xuống vùng quá bán, Bitcoin đã giảm mất hơn 3000 USD.

Kết hợp với MACD

RSI và MACD đều giúp xác định động lượng của thị trường nhưng sử dụng hai phương pháp khác nhau. Điều này giúp khẳng định xu hướng nếu hai chỉ báo này xác nhận lẫn nhau.

Xác nhận quá bán: khi đường MA cách xa Signal Line, histogram dựng cột đỏ lớn, kết hợp RSI xuống dưới 30, ta có thể xác định thị trường đang trong trạng thái quá mua. Giá sẽ tăng lại về mức trung bình sau đó.

Xác nhận quá mua: khi đường MA cách xa đường Signal Line, histogram dựng cột xanh lớn, kết hợp với RSI quá 70, ta có thể xác định thị trường trong trạng thái quá bán. Giá sẽ giảm về mức trung bình sau đó.

Ảnh: BTC rơi vào trạng thái quá mua vào 26/6/2019, lcs đó BTC tăng đến 14k, sau đó đã điều chỉnh dần về vùng giá trị ở 9k.

Ngày 14/3/2020, BTC rơi vào trạng thái quá mua, giá bị đẩy xuống chỉ còn 3k8, không lâu sau đó đã tăng về vùng giá trị 9k.

Mô Hình M và W

Một tín hiệu đảo chiều RSI đáng tin cậy là khi RSI đang ở xung quanh vùng quá mua hoặc quá bán và tạo hình mẫu giống ký tự W hoặc M. Mô hình W (vùng quá bán) và M (vùng quá mua) cho thấy RSI đang cố vượt qua đỉnh/đáy cũ nhưng thất bại, dẫn đến việc đảo ngược xu hướng.

Chữ M và W cũng sẽ hơi nghiêng về phía xu hướng mới. Ảnh:

0 Reviews ( 0 out of 0 )

Write a Review

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến Trungvu.net xin gửi về địa chỉ email: trungvux2@trungvu.net; Đường dây nóng: 0969.351.812. hoặc liên hệ