Nhắc đến WordPress, bạn không thể không biết đến Plugin – những công cụ cực kỳ hữu ích đối với website. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin cho bạn biết Plugin là gì cũng như những lợi ích mà Plugin mang lại cho WordPres.
Plugin là gì?
Định nghĩa Plugin
Plugin là một chương trình hay một phần mềm được các nhà phát triển website viết ra để tích hợp vào trong website WordPress. Các công cụ này được viết dưới dạng ngôn ngữ PHP, một trong những ngôn ngữ phổ biến để hỗ trợ xây dựng những nền tảng mở như WordPress mà chúng ta vẫn thường sử dụng ngày nay.
Có thể coi Plugin như một tiện ích mở rộng của website. Mỗi loại plugin thường có một hoặc nhiều tính năng riêng với mục tiêu hỗ trợ cho sự vận hành và phát triển website WordPress.
Hiện tại có hơn 48.000 Plugin miễn phí trên thư mục Plugin của WordPress.org. Ngoài ra, còn có hàng ngàn plugin WordPress cao cấp được bán bởi các nhà phát triển và công ty riêng lẻ như chúng ta.
Bên cạnh đó, trên các trang web của bên thứ ba như Github,..cũng sở hữu hàng ngàn Plugin khác nhau.
Nhờ có Plugin, các website WordPress đã trở thành một hệ thống quản lý nội dung và apllication framework mạnh mẽ chứ không còn là một công cụ đơn giản để tạo một blog.
Tại sao cần cài đặt Plugin cho website WordPress?
Theo phương pháp truyền thống, nếu bạn muốn website có thêm tính năng, đòi hỏi lập trình viên phải viết ra một đoạn code mang tính năng đó và đưa lên host. Kế tiếp website sẽ cập nhật những tính năng này. Điều này sẽ khá tốn nhiều thời gian, chưa kể phải kiểm tra trước khi đưa lên.
Những lợi ích mà Plugin mang đến cho người dùng WordPress có thể kể đến như:
- Tiết kiệm thời gian: Thời gian để bạn tìm kiếm và cài đặt một Plugin mới cho website WordPress chưa đến 5 phút
- Hạn chế những sai sót: Hầu hết các Plugin được đưa vào WordPress đều có khả năng vận hành ngay, những sai sót đã được khắc phục ngay từ đầu. Vì vậy, không cần bạn phải viết code và kiểm tra nhiều lần.
- Thao tác dễ dàng: Bạn có thể cài đặt Plugin và gỡ chúng bất kỳ lúc nào mà không phải lo nó có ảnh hưởng đến website của bạn hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn cài đặt quá nhiều Plugin không cần thiết sẽ tiêu tốn nhiều băng thông của website khiến website của bạn bị chậm.
Plugin gồm những loại nào?
Dựa trên nhu cầu của website, Plugin được chia thành các nhóm bao gồm: Nhóm Plugin “tối ưu”, nhóm Plugin bảo mật và nhóm Plugin lưu trữ.
Nhóm Plugin “tối ưu”
Là những plugin có chức năng tối ưu website, bao gồm tối ưu hình ảnh, SEO, bài viết. Bên cạnh đó, loại Plugin này còn giúp tối ưu được tốc độ tải trang của website.
Nhóm Plugin bảo mật
Nhóm plugin này sẽ giúp website của bạn bảo mật hiệu quả hơn. Tránh tình trạng website bị hack hoặc bị đánh sập bởi bất kỳ nhóm hacker nào.
Nhóm plugins lưu trữ
Plugin dạng này có chức năng data backup. Nó giúp lưu trữ và khôi phục dữ liệu của bạn một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Một số Plugin thường dùng cho website WordPress
Dù có đến hàng chục nghìn Plugin hiện có, nhưng không phải loại nào bạn cũng cần sử dụng. Một số Plugin cần thiết cho website WordPress gồm:
- SEO Ultimate, SEO by Yoast: Với việc các website ngày nay cần được chuẩn hóa SEO để tối ưu hơn với các công cụ tìm kiếm thì Yoast SEO chính là giải pháp phù hợp dành cho bạn.
- TinyMCE Advanced: Đây là Plugin tổng hợp các công cụ soạn thảo văn bản cho website, rất hữu ích cho hoạt động viết nội dung trên trang của bạn.
- kk Star Ratings: Là Plugin hỗ trợ đánh giá sao cho bài viết, giúp website tăng độ uy tín với công cụ tìm kiếm Google cũng như giúp người đọc tin tưởng vào bài viết hơn.
- Google XML Sitemaps: Đây là Plugin sơ đồ trang web, việc sử dụng plugins này sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm: Google, Bing hay Yahoo có thể index website của bạn nhanh và tốt hơn.
- RDFa Breadcrumb: Plugin này giúp tạo ra thẻ điều hướng trong giao diện người dùng, hỗ trợ thao tác người dùng trên website trở nên dễ dàng hơn.
- WooCommerce: WooCommerce được xem là một trong những Plugin WordPress được thiết kế tối ưu nhất cho các website thương mại điện tử. Với những tính năng nổi bật như trang giỏ hàng, thanh toán an toàn với thẻ tín dụng, tùy chọn các phương án giao hàng,…
- WP Rocket: Plugin này hỗ trợ tăng tốc website WordPress. Một số tính năng nổi bật mà WP Rocket mang đến cho website của bạn đó chính là lazy load,…đem lại sự mượt mà hơn trong cách vận hành website.
Hướng dẫn tải và cài đặt Plugin cho website WordPress
Cách 1: Cài đặt trực tiếp từ thư viện Plugin của WordPress (WordPress directory)
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ sau hoặc tải trực tiếp qua CMS WordPress như hình dưới đây:
Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, nhập từ khóa của Plugin mà bạn muốn tìm.
Bước 3: Sau khi Plugin hiển thị bên dưới, bạn hãy nhấp vào nút Cài đặt (Install Now) kế bên Plugin là xong.
Lưu ý: Plugin mà bạn vừa cài đặt sẽ mặc định ở trạng thái vô hiệu. Vậy nên bạn cần phải kích hoạt thì Plugin đó mới đi vào hoạt động.
Cách 2: Cài đặt thủ công từ file Plugin
Cách này dùng cho trường hợp bạn tải Plugin từ các nguồn khác. Sau khi bạn tải Plugin, chúng sẽ nằm trong máy tính dưới định dạng file “.zip”.
Để cài đặt Plugin này cho website, bạn cần chuyển tới mục Plugins trên CMS WordPress và nhấn nút “Add New” > “Upload Plugin” và lựa chọn file Plugin mà bạn vừa tải về.
Tương tự như cách 1, sau khi bạn cài đặt thì cần phải kích hoạt Plugin này để nó đi vào hoạt động.
Cách 3: Cài đặt Plugin bằng cách sử dụng FTP
Đây là cách phức tạp nhất vì bạn cần phải có kiến thức về sử dụng FTP. Bằng cách này, bạn sẽ tải lên toàn bộ Plugin qua FTP client. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này nếu không thể cài Plugin qua tài khoản Administrator trên CMS, hoặc do nhà cung cấp hosting của bạn giới hạn PHP upload size.
Những lưu ý khi cài đặt Plugin
Khi cài đặt Plugin cho website WordPress, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hiểu rõ nhu cầu của website để tìm được Plugin phù hợp: Tránh việc cài nhiều Plugin khi không cần thiết, việc này vừa gây mất thời gian cho bạn, vừa ảnh hưởng đến website.
- Tìm các Plugin được khuyên dùng trên Internet: Dù bạn đã biết website của mình cần Plugin gì, tuy nhiên sẽ có rất nhiều Plugin khác nhau cùng sở hữu tính năng đó. Vậy nên hãy tìm hiểu để biết được Plugin nào có ích nhất trước khi cài đặt.
- Kiểm tra độ tương thích giữa Plugin và phiên bản của WordPress cũng như theme của bạn: Sẽ có những Plugin không hỗ trợ phiên bản của WordPress bạn đang sử dụng (mới hơn hoặc cũ hơn). Đồng thời, nếu theme của bạn không hỗ trợ Plugin thì khi cài, website sẽ gặp lỗi nghiêm trọng.
Sau khi đọc bài viết trên, chắc bạn cũng đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về Plugin cũng như cách tìm kiếm và cài đặt công cụ này cho website WordPress. Hy vọng, bạn sẽ lựa chọn được những Plugin phù hợp để phát triển website của mình nhé.
FAQs về Plugin
Tại sao tôi không thể cài đặt được plugin trên website WordPress?
Hiện nay có đến 2 phiên bản WordPress chạy song song: WordPress.com và WordPress.org. Phiên bản .org cho phép tự do cài plugin, còn bản .com thì không.
Vì vậy, có thể bạn đang sử dụng WordPress.com. Hãy thử cài đặt với các web WordPress.org.
Một website cần sử dụng bao nhiêu Plugin?
Bạn không nên nghĩ website càng có nhiều Plugin thì càng tốt, với những plugin không được code tốt sẽ làm chậm website của bạn. Vì vậy bạn chỉ cần cài đặt các Plugin phù hợp với nhu cầu là được.
Sử dụng plugin miễn phí có được hỗ trợ không?
Đa số các plugin miễn phí sẽ không được nhà cung cấp hỗ trợ. Các bạn nếu sử dụng plugin miễn phí có thể thông qua các diễn đàn hỗ trợ WordPress chính thức để được tư vấn và giúp đỡ.
Làm sao để chọn Plugin miễn phí và trả phí?
Đây là những điểm bạn cần cân nhắc khi chọn giữa plugin miễn phí và trả phí:
- Tính năng: Một vài tính năng đặc biệt lại chỉ có trong bản pro. Hãy kiểm tra lại xem bạn có thật sự cần tính năng đó không, khi thật cần và không có plugin miễn phí thay thế, bạn hãy nâng cấp.
- Hỗ trợ: Premium plugin thường có hỗ trợ toàn thời gian.
- File tài liệu: Các plugin trả phí thường có các files tài liệu hướng dẫn
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng Trungvu.net để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.