Margin trading (giao dịch ký quỹ) là khái niệm không còn xa lạ gì với các trader cryptocurrency lâu năm và trader forex. Nhưng nếu bạn mới làm quen với thị trường tiền ảo và giao dịch trên các sàn giao dịch căn bản như Binance, Bittrex chắc hẳn sẽ rất xa lạ với khái niệm này.

Bài viết này Payvnn sẽ giải thích khái niệm “Margin trading là gì” và các vấn đề liên quan đến Margin trading bitcoin.

Margin Trading Giao Dich Ky Quy Bitcoin

Spot Trading Là Gì?

Spot hay Thị trường giao ngay là nơi khi bạn đặt lệnh mua bán, tài sản (coin, chứng khoán) sẽ thật sự được mua và vào trong tài khoản của bạn. Nghĩa là tài sản đó bạn có thể giữ, chuyển sang tài khoản khác tùy ý.

Việc chuyển dịch tài sản giữa người mua và người bán sẽ thực hiện ngay khi khớp lệnh, đó là lý do nó có tên gọi là thị trường giao ngay.

Spot Trading là phương pháp giao dịch truyền thống và dễ dàng nhất, cũng là thứ bạn nên tiếp cận đầu tiên nếu vừa mới tập làm trader.

Futures Trading là gì?

Future hay còn gọi là hợp đồng tương lai là một giao dịch mua/bán hàng hóa ở một thời gian nhất định ở tương lai, với mức giá được định trước. Đến đúng thời điểm đó, giao dịch mua/bán phải được thực hiện với giá định trước, bất kể giá lúc đó như thế nào.

Khi giao dịch Future, bạn không sở hữu tài sản mà sở hữu hợp đồng, hay là “Contracts”. Hợp đồng này không thể chuyển giao mà chỉ có thể đóng lại trước thời hạn.

Trên Binance hoặc Bitmex, người ta sẽ thường chọn giao dịch Future với Perpetual Contracts, nghĩa là hợp đồng vĩnh cửu. Với loại hợp đồng này, bạn có thể đóng lại bất kỳ lúc nào, và tùy theo sự chênh lệch mức giá với lúc bạn đặt lệnh sẽ tính ra lợi nhuận hoặc thua lỗ.

ĐĂNG KÝ BINANCE FUTURES

(được giảm 10% phí giao dịch)

Trong Future ta còn có khái niệm Future Margin, tức là bạn sẽ ký quỹ một khoản tiền để được vay thêm tiền vào lệnh, tối đa đến 100x (Bitmex) hoặc 125x (Binance). Việc margin sẽ giúp bạn tối đa lợi nhuận hoặc tăng rủi ro lên nhiều lần (nguy cơ cháy tài khoản và mất toàn bộ tiền ký quỹ).

Do không mua bán thực sự nên Future Trading là thị trường phái sinh. Với mức giá mua bán được dựa trên thị trường giao ngay. Tuy nhiên, đôi khi có những thời điểm số lượng lệnh bị thanh lý quá nhiều (do trader không đủ tiền ký quỹ), giá trên Future sẽ chạy nhanh hơn so với thị trường giao ngay. Trên biểu đồ sẽ có những râu nến rất dài, đôi khi về 0, người ta hay gọi đó là “kill margin”.

Phí phải trả cho giao dịch Future là Funding Rates, phí này để bù đắp cho sự chênh lệch giá giữa thị trường phái sinh và thị trường giao ngay. Phí này có thể là dương (bạn trả tiền) hoặc là âm (bạn nhận được tiền). Phí này không cố định, thay đổi mỗi 8 tiếng tùy vào sự cân đối giữa lệnh mua/bán trên thị trường.

Margin Trading Là Gì?

Margin Trading có thể nói là giao dịch ký quỹ, tức là bạn ký quỹ một phần tiền bạn có để vay thêm tiền để giao dịch hoặc vay Bitcoin để bán mà bạn chưa phải thật sự mua nó (bán khống).

Margin là một khái niệm rộng, được sử dụng trong nhiều thị trường. Trong giao dịch Future ta cũng có Future Margin và Entities Margin:

  • Future Margin: ký quỹ để giao dịch các hợp đồng tương lai, không thực sự mua tài sản (coin, cổ phiếu), thị trường giao dịch là phái sinh.
  • Entities Margin: ký quỹ để vay tiền mua tài sản thực (coin, cổ phiếu, vàng), thị trường giao dịch là giao ngay.
  • Khi chỉ nói Margin, ta mặc định đó là Entities Margin, tức mua bán tài sản thật, không phải phái sinh.

Để có thể giao dịch Margin trên một sàn nào đó, ta cần phải có một khoản tiền gọi là tiền ký quỹ (thế chấp). Một số sàn cho bạn mượn gấp 3 số tiền bạn ký quỹ (Leverage 3x) hoặc thậm chí như sàn BitMEX bạn có thể mượn gấp 100 lần (Leverage 100x). Bạn phải trả một khoản phí (lãi suất) theo ngày cho sàn dựa trên số tiền bạn đã mượn, mức phí được quy định tùy sàn.

Initial Equity hay Initial Margin là số tiền ký quỹ tối thiểu bạn phải bỏ ra để đặt một lệnh. Vì dụ sàn Bitfinex cho bạn Leverage 3.33x thì với lệnh 10.000 USD bạn phải ký quỹ ít nhất 3333.33 USD.

Phí phải trả khi giao dịch Margin là lãi suất vay, phụ thuộc vào loại tiền bạn vay mượn.

Phân Biệt Spot / Margin / Futures

Khái niệm Margin và Future đôi khi có thể nhầm lẫn và sử dụng thay cho nhau. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt, ta có thể nhìn bảng dưới đây:

SpotMarginFutures
Đòn bẩyKhông
Tỷ lệKhông3x-10x1x-125x
Thị trườngThựcThựcPhái sinh
PhíPhí thườngPhí thường + Lãi suấtFunding rate
Long/ShortKhông
Rủi roThấpCaoRất cao
Cháy tài khoảnKhông

Trên Binance ta cần phân biệt rõ giữa Margin và Future để chọn thị trường phù hợp. Ở Việt Nam, do Futures đơn giản khi vào lệnh hơn và có mức đòn bẩy cao hơn nên được đại đa số trader lựa chọn.

Vị thế (Position) Trong Future / Margin

Nói về vị thế trong Future / Margin Trading, ta có 2 vị thế:

  1. Vị thế ngắn – Short Position: hay còn gọi là vị thế bán. Ở Short Position, bạn vay sàn một lượng Bitcoin (hoặc dùng Bitcoin bạn đã nạp vào) và bán ra ở giá hiện tại để lấy USD và hi vọng sau đó giá sẽ xuống. Khi giá Bitcoin xuống thì cũng với lượng USD đấy bạn sẽ mua được nhiều Bitcoin hơn, bạn sẽ lấy phần gốc trả cho sàn (kèm một ít lãi suất cho vay) và giữ lại phần lời. Xem thêm bài: Bán khống Bitcoin là gì?
  2. Vị thế dài – Long Position: hay còn gọi là vị thế mua. Ở Long Position, bạn sử dụng USD có sẵn hoặc vay sàn thêm tiền để mua Bitcoin và chờ Bitcoin lên giá để bán lấy tiền lời. Điều này tương tự khi bạn mua bán coin trên các sàn thông thường như Binance, Bittrex.

Bạn tham khảo Bảng Margin Trading dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về Long và Short trong margin.

Bảng Position Margin

Do trên BitMEX chỉ có duy nhất một tài khoản chứa Bitcoin nên khi vào lệnh số USD của lệnh sẽ được gọi là contract. Nếu bạn vào lệnh Short thì số contract sẽ là âm và với lệnh Long thì số contract sẽ là dương. Số contract này đại diện cho vị thế của bạn, trên BitMEX gọi là Position Size (kích thước vị thế).

Ví dụ: bạn Short 5000 USD Bitcoin thì bạn sẽ có -5000 contract và Position Size của bạn là -5000.

Đòn bẩy (Leverage) trong Future / Margin Trading

Điều được quan tâm nhất trong Margin Trading chính là đòn bẩy (Leverage). Với Leverage bạn có thể mượn sàn số tiền lớn gấp nhiều lần số tiền bạn đang sở hữu.

Ký hiệu thường gặp là Nx, với N là số dương, đại diện cho tỉ lệ số tiền vay/số tiền thật có. Ví dụ với đòn bẩy 5x bạn sẽ được vay số tiền gấp 5 lần số tiền bạn đang có.

Ở sàn BitMEX bạn có thể thực hiện Leverage lên đến 100x, tuy nhiên để an toàn bạn chỉ nên giới hạn ở 5x – 10x.

Ưu điểm của Future / Margin Trading

Với đòn bẩy, bạn có thể dễ dàng tăng lợi nhuận của bạn trong mỗi lệnh. Với cùng một số tiền, khi sử dụng đòn bẩy bao nhiêu lần bạn có thể đạt được lợi nhuận gấp bấy nhiêu lần.

Những bạn có số vốn đầu tư ít có thể tận dụng đòn bẩy để mua được nhiều Bitcoin hơn và nhanh chóng có lời từ những đợt tăng giá nhỏ thay vì mua được ít Bitcoin và phải chờ những đợt tăng giá lớn hoặc chỉ lời ít từ đợt tăng giá nhỏ.

Margin trading còn mở ra cơ hội kiếm lời ngay khi thị trường đang downtrend nhờ lệnh Short, điều mà trade ở sàn cơ bản không có được.

Nhược điểm của Margin và Future Trading

Nếu bạn có thể lời gấp bao nhiêu lần khi Margin với đòn bẩy thì bạn cũng có thể lỗ bấy nhiêu lần. Nếu vào lệnh không cẩn thận và chọn đòn bẩy quá lớn số lỗ của bạn có thể quá lớn đến mức mất trắng tài khoản.

Ngoài ra, trong Margin Trading, bạn chỉ được phép lỗ đến một mức nhất định khi mở position. Tuy bạn chưa thật sự lỗ nếu như chưa đóng position nhưng nếu lỗ dự định vượt quá số lỗ cho phép thì position của bạn sẽ bị sàn thanh lý, để bạn một khoản lỗ khổng lồ và chỉ trả lại bạn số tiền ít ỏi còn lại. Việc bị thanh lý sớm được trader gọi là “cháy tài khoản“.

Để tránh bị cháy tài khoản, bạn cần phải thanh lý bớt số hợp đồng trong position để cắt lỗ hoặc nạp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ để nới rộng khoản lỗ cho phép, giúp cầm cự thêm thời gian chờ thị trường đổi hướng. Việc nạp thêm tiền này hay được trader gọi là “bơm giáp“.

Ví dụ về Future / Margin Trading

Một ví dụ cụ thể hơn để bạn hiểu rõ về Margin Trading:

Một trader “đánh ngắn” (Short/Sell) 100BTC trong cặp BTCUSD ở giá 8000 USD. Tổng cộng anh ta bán:

100BTC * 8000 = 800.000 contract

Hôm sau giá Bitcoin giảm xuống còn 7500 USD, vậy lợi nhuận của trader đó là:

((8000 – 7500) * 100BTC) / 7500 = 6.67 BTC

Công thức tính rút gọn:

800.000 * (1/7500 – 1/8000) = 6.67 BTC

Ở đây ta có thể hiểu do trader đó dự đoán được giá Bitcoin sẽ tiếp tục xuống dưới 8000 nên anh ta đã thực hiện bán khống 100 BTC ở giá 8000 USD và mua lại ở giá 7500 USD. Và số Bitcoin này sẽ tăng thêm 6.67 BTC do giá Bitcoin đã rẻ hơn, và đó là phần lợi nhuận anh ta thu được.

Ngược lại với công thức trên, nếu giá Bitcoin tăng lên thì anh ta phải mua giá cao và có được ít Bitcoin hơn, như vậy là anh ta đã lỗ.

Ví dụ về đòn bẩy trong Margin Trading

Tiếp tục ví dụ trên, trader bắt đầu với 100 BTC và sau khi Short thì anh ta có được 106.67 BTC, tức đã có lời 6.67%. Tuy nhiên nếu xét về giá trị ở USD thì anh ta vẫn hòa vốn bởi vì:

8000 x 100BTC = 800.000 USD = 7500 x 106.67 BTC

Tuy sở hữu nhiều BTC hơn nhưng do giá Bitcoin giảm nên số tiền anh ta có vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, nếu anh ta sử dụng đòn bẩy x5 ở lần trade đó thì mọi chuyện sẽ như sau:

Lợi nhuận tính bằng BTC:

800.000 * (1/7500 – 1/8000) * 5 = 33.33 BTC

Lợi nhuận tính bằng USD:

7500 * 133.33 – 800.000 = 200.000 USD

Như vậy anh ta sẽ có lợi nhuận 33.33% về số BTC và khi quy ra USD anh ta vẫn có lợi nhuận 25% so với tổng số vốn đầu tư ban đầu. Đấy là lý do vì sao để thực sự có lời trên BitMEX, bạn cần kết hợp đòn bẩy, nếu không thì bạn chỉ gia tăng số Bitcoin bạn đang sở hữu.

Trên đây là ví dụ đơn giản về giao dịch ký quỹ và đòn bẩy. Trong thực tế lợi nhuận sẽ thấp hơn vì bạn phải trả phí giao dịch và lãi suất vay. Để có thể tính toán chi tiết được các thông số này bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về sàn BitMEX trong bài viết Tổng Quan Về Margin Trading trên BitMEX.

Các sàn giao dịch hỗ trợ Margin/Future Trading

Payvnn xin giới thiệu 4 sàn giao dịch tiền ảo tiêu biểu cho phép Margin tradng:

Bitfinex: sàn giao dịch lâu đời và quá nổi tiếng với cryptocurrency trader. Tính thanh khoản cao, được nhiều trader yêu thích. Phí giao dịch thấp hơn Poloniex nhưng vẫn tương đối cao. Cho giao dịch ký quỹ với đòn bẩy tối đa 3.3x.

Binance: sàn giao dịch hỗ trợ cả Future và Margin Trading.

Huobi Pro: sàn giao dịch đến từ Trung Quốc cho phép margin trading với tỷ lệ đòn bẩy tối đa 3x.

BitMEX: sàn giao dịch lâu đời đang phát triển rất mạnh gần đây. Tuy chỉ hỗ trợ Bitcoin, ETH và một vài altcoin lớn khác nhưng do tính thanh khoản cao, phí giao dịch thấp, cơ chế bảo mật tốt, dễ dàng đăng ký, cho phép đòn bẩy đến 100x nên các trader lâu năm đều dần chuyển sang BitMEX.

Xem thêm video clip hướng dẫn margin trading Bitcoin trên BitMEX:

Các khái niệm cần biết khi Margin Trading

Tài khoản ký quỹ: số tiền sàn tạm giữ khi bạn mở position. Số tiền này ít hay nhiều tùy thuộc ạn mức đòn bẩy bạn chọn.

Cháy tài khoản là gì: khi lệnh của bạn bị lỗ quá mức cho phép thì sàn sẽ buộc bạn đóng position và thanh lý toàn bộ coin trong hợp đồng đó.

Giá thanh lý: mức giá sàn tính toán để khi giá thị trường chạm đến mức này thì position của bạn sẽ bị thanh lý.

Kill Margin / Kill Short / Kill Long: một số sàn giao dịch hoặc các cá mập nắm giữ lượng coin lớn để có thể thao túng giá, qua đó đẩy giá lên quá cao trong một thời gian ngắn để làm cháy tài khoản những người đặt lệnh Short (Kill Short) hoặc đạp giá xuống thật thấp để làm cháy tài khoản những người đặt lệnh Long (Kill Long). Hành động này gọi chung là Kill Margin.

TỔNG KẾT

Trên đây Payvnn đã giới thiệu tổng quát về margin trading trong giao dịch tiền ảo. Với chiến thuật này, bạn sẽ có thêm một phương pháp trade hiệu quả để kiếm lời từ thị trường ngay cả khi đang downtrend. Để hiểu rõ hơn về cách margin trading cũng như thực hành, bạn hãy tìm hiểu thêm tại series bài viết: Hướng dẫn margin trading BitMEX.

0 Reviews ( 0 out of 0 )

Write a Review

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến Trungvu.net xin gửi về địa chỉ email: trungvux2@trungvu.net; Đường dây nóng: 0969.351.812. hoặc liên hệ