Lục Tốn
Trên thực tế, việc Tôn Quyền quyết tâm bức tử hổ tướng Lục Tốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa.
Trong số những viên hổ tướng thuộc tập đoàn chính trị Đông Ngô vào thời Tam Quốc, Lục Tốn được biết tới là một tên tuổi hết sức nổi bật.
Nhìn lại cuộc đời của vị tướng họ Lục ấy, không khó để nhận thấy ông đã cống hiến rất nhiều thành tựu cho sự nghiệp của Đông Ngô. Trong số đó, nổi bật hơn cả chính là chiến tích đánh bại phe Thục Hán trong trận chiến Di Lăng năm nào.
Thế nhưng sau cùng, Lục Tốn vẫn phải nhận kết cục bị Tôn Quyền bức tử. Liệu rằng đâu là nguyên nhân khiến Tôn Quyền quyết tâm đẩy vị công thần đầy tài năng này vào cửa tử tới vậy?
Lục Tốn (183 – 245), tự Bá Ngôn, là tướng lĩnh quân sự và chính trị gia của nhà Đông Ngô vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Sử cũ ghi lại, khi còn trẻ, ông từng là thuộc cấp của Lã Mông và tham gia trận chiến Kinh Châu, giúp Đông Ngô đánh bại đồng thời tiêu diệt được đại tướng Quan Vũ của Thục Hán.
Chiến tích vĩ đại nhất trong cuộc đời của Lục Tốn phải kể tới trận Di Lăng khi ông đã đánh bại đại quân của Lưu Bị.
Cũng kể từ sau khi đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp quân sự này, Lục Tốn càng được Tôn Quyền coi trọng nhiều hơn.
Ông được quân chủ ban hôn cho con gái của Tôn Sách, đồng thời cũng trở thành người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc chống lại Ngụy – Thục sau khi Lã Mông qua đời.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, sự trọng dụng của Tôn Quyền dành cho Lục Tốn chỉ dừng lại trên phương diện quân sự mà thôi.
Trong những năm cuối đời, vị tướng họ Lục đã bị cuốn vào cuộc đấu tranh giành quyền nối ngôi giữa các con trai của Tôn Quyền, bao gồm Thái tử Tôn Hòa và Lỗ vương Tôn Bá.
Bấy giờ, ông đã giữ chức Thừa tướng và là một trong những gương mặt ủng hộ Tôn Hòa. Thế nhưng sau cùng, vị Thái tử này vẫn bị nhà vua phế truất.
Cháu họ của Lục Tốn là Cố Đàm, Cố Thừa, Diêu Tín đều phải chịu án lưu đày. Cận thần của ông là Ngô Sán cũng bị ban án tử.
Sau biến cố lần ấy, Lục Tốn dù vẫn được giữ chức Thừa tướng nhưng không còn được ưu ái như trước. Một năm sau đó, ông qua đời trong sự thất vọng, u uất ở tuổi 63.
“Tam Quốc chí” ghi lại rằng, vào thời điểm Lục Tốn qua đời, gia sản gần như đã chẳng còn lại gì.
Nguyên nhân khiến Tôn Quyền quyết đẩy công thần Lục Tốn vào cửa tử: Vì đâu nên nỗi?
Về cái chết của viên tướng họ Lục, có giai thoại truyền lại rằng Tôn Quyền trước lúc qua đời đã vô cùng hối hận, truyền gọi hai con của Lục Tốn vào và trăn trối:
“Ta lúc trước vì tin lời gièm pha nên có chỗ không phải với lệnh tôn, đây là lỗi của ta”.
Thế nhưng theo quan điểm của Qulishi, việc vị Hoàng đế Đông Ngô này trừ khử Lục Tốn không chỉ vì Lục Tốn về phe Thái tử mà còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa.
Điều trọng yếu nhất nằm ở chỗ, Lục Tốn đã bị coi là mối uy hiếp đối với quyền hành của giai cấp thống trị thời bấy giờ.
Căn cứ với bối cảnh của Đông Ngô khi đó, việc Tôn Quyền nghi kỵ và bức tử Lục Tốn xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Lý do thứ nhất: Thân thế có phần “nhạy cảm” của Lục Tốn.
Lý do thứ hai: Mối đe dọa từ uy danh của Lục Tốn.
Lý do thứ ba: Tôn Quyền lo ngại hậu duệ không thể trấn áp Lục Tốn.
Lý do thứ tư: Mối quan hệ đặc biệt của Lục Tốn với nhánh gia tộc Tôn Sách.
Ý kiến của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.