Tào Tháo từng nói: “Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu”. Từ câu nói này có thể thấy được Tào Tháo rất đề cao, coi trọng con người của Tôn Quyền. Thế nhưng, qua tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”, tài năng, trí tuệ của Tôn Quyền vẫn luôn bị xem nhẹ, dưới ngòi bút của La Quán Trung, vị quân chủ này hầu như không có gì là xuất sắc, thậm chí còn không được bằng như Lưu Bị.
Lá thư 16 chữ khiến Tào Tháo rút quân
Trùng hợp là đúng lúc ấy, Tào Tháo lại nhận được một lá thư từ Tôn Quyền. Trong thư có hai trang giấy, một trang viết là: ” Xuân thủy phương sinh, công nghi tốc khứ”, tờ còn lại viết tám chữ khác là: “Túc hạ bất tử, cô bất đắc an”. Mười sáu chữ này, ẩn chứa ý nghĩa sâu xa.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.
Nội dung thư trên trang thứ nhất có nghĩa là: Đến dịp khai xuân của mùa xuân, ông nên nhanh chóng rời đi.” Đây có lẽ là sách lược dùng uy thế để ép buộc thẳng thừng. Quả đúng như vậy: “Mưa xuân lất phất, nước lũ sắp lên” hoàn toàn không có lợi cho tướng sĩ phương Bắc chinh chiến.
Tám chữ ấy trong tình thế chiến tranh bấy giờ, còn có thể xem như lời khiêu khích, để nói cho Tào Tháo biết rằng lần trước là hỏa chiến, lần này có thể sẽ là thủy chiến.
Song, Tôn Trọng Mưu quả thực là kẻ mưu trí, trong tám chữ còn lại, mới chính là điều mà Tôn Quyền thực sự muốn nói với Tào Tháo, “Nếu như ông không chết, ta sao có thể ngủ ngon được”.
Đây mới là câu thực lòng của Tôn Quyền, Tôn Quyền đem lời mình muốn nói trực tiếp nói thẳng với Tào Tháo. Tào Tháo hiểu được ẩn ý của Tôn Quyền qua những câu này, từ đó ông có cái nhìn khác về Tôn Quyền và quay sang nói với thuộc hạ của mình rằng: “Tôn Quyền bất khi cô” (Có nghĩa là Tôn Quyền sẽ không lừa ta). Cho nên quyết định lui quân quay về lãnh địa.
Thẳng thắn cảnh cáo, đây mới là thái độ nên có khi đối mặt với một đối thủ lớn, bỏ qua những lấp liếm, che giấu của kẻ tiểu nhân cùng suy nghĩ giả dối, bộc lộ tác phong hùng hồn, mạnh mẽ của một quân vương nắm một phần ba thiên hạ.
Đúng vậy, Tào Tháo và Tôn Quyền đều là những người có trí tuệ hơn người, lại là quân vương một nước, có một câu nói rất hay như này: “Tôn trọng đối thủ tức là tôn trọng chính mình”. Chúng ta tất nhiên cần tôn trọng những người bạn vĩ đại của mình nhưng khi đối diện với kẻ thủ mạnh, càng không thể giả tình giả nghĩa, thay vào đó cần phải thẳng thắn cảnh cáo đối phương, thể hiện quan điểm của bản thân.
Ý kiến của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.