Điều gì làm Tôn Quyền trở thành Hoàng đế “khủng”nhất lịch sử Trung Quốc?

Tôn Quyền tự Trọng Mưu

So với Tào Tháo và Lưu Bị, Tôn Quyền được đánh giá là nhà quân phiệt thành công và nắm giữ nhiều “kỷ lục” nhất.

Trong 3 nhà quân phiệt kiệt xuất nhất thời đại Tam Quốc – Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, thì Quyền là nhân vật sở hữu nhiều “kỷ lục” nhất.

Tôn Trọng Mưu sống thọ nhất so với Tào Tháo, Lưu Bị, ông mất năm 71 tuổi; có thời gian cầm quyền Đông Ngô dài nhất, tới 52 năm và là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là “thiên cổ đại đế”.

Sở dĩ có danh xưng như vậy, bởi sau khi qua đời năm 252, Tôn Quyền được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế. Ông là “Đại hoàng đế” duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, trấn thủ Giang Nam. Ông là người giỏi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc, nhờ vậy mà thành bá chủ một phương.

Sử gia Trần Thọ – tác giả “Tam Quốc Chí” đánh giá về ông – “Mưu lược, tài năng như Câu Tiễn, là người kiệt xuất”.

Tôn Quyền là nhà chiến lược tài ba, có năng lực vượt trội được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: nắm đại quyền chính trị, quân sự, bành trướng lãnh thổ, phát triển kinh tế.

Một đối thủ lớn khác của Tôn Quyền là Gia Cát Lượng cũng đề cao ông trong “Long Trung đối sách” – “Tôn Quyền chiếm cứ Giang Đông đã qua 3 đời. Dân giàu nước mạnh, hiền tài vô số”.

Chính quyền Tôn Ngô dưới sự thống trị của Tôn Quyền có khả năng hùng cứ Giang Đông, đỉnh lập cùng Ngụy, Thục, bên cạnh yếu tố “địa lợi” – Bắc có sông lớn, Tây có núi hiểm, thì quan trọng nhất là “nhân hòa”.

Tôn gia từ thời khởi nghiệp đã quán triệt chính sách lôi kéo hiền tài. Tôn Sách lúc lâm chung từng nói với Tôn Quyền – “Việc điều binh khiển tướng, tranh đoạt thiên hạ thì khanh không bằng ta.

Nhưng trọng dụng hiền tài, thu phục nhân tâm, bảo vệ Giang Đông thì ta không bằng khanh”.

Các học giả hiện đại thừa nhận, tài dụng nhân chính là vũ khí “tất thắng” của Tôn Quyền.

Các học giả hiện đại thừa nhận, tài dụng nhân chính là vũ khí “tất thắng” của Tôn Quyền.

Cũng nhờ sự phá cách trong phương pháp dùng người của Tôn Quyền, mà thời kỳ cai trị của ông được đánh giá là “nhân tài như mây”, không rơi vào tình trạng người tài không có đất dụng võ như Thục Hán giai đoạn suy vong.

Đặc biệt, Tôn Quyền được đánh giá là biết cách thể hiện sự tín nhiệm đối với các thống soái của mình, điển hình là việc trao toàn quyền vào tay Chu Du trong đại chiến Xích Bích, hay Lữ Mông trong chiến dịch Kinh Châu và Lục Tốn ở trận Di Lăng.

Trong những trận này, Tôn Quyền đều không cần đích thân thống lĩnh đại quân ra trận.

Thời đại cai trị của Tôn Quyền được đánh giá là “thành công”, khi ông phát triển mạnh mẽ kinh tế Đông Ngô và mở rộng quan hệ ngoại giao với khu vực xung quanh.

Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự “hùng tài vĩ lược” của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Ngô diễn biến phức tạp.

Sau khi Tôn Quyền mất, Đông Ngô rơi vào thời kỳ đen tối bởi những cuộc thanh trừng triều đình đẫm máu, kết cục khiến nước này không thoát khỏi họa diệt vong.

Bài viết liên quan:

Trước khi qua đời, vì sao Lưu Bị muốn gặp Triệu Vân

Cả đời hết mình xây dựng cơ nghiệp và luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, phục hưng Hán thất, cuối cùng Lưu Bị cũng có được những thành tựu nhất định và đủ vốn liếng vững chắc để lập nên nhà Thục Hán, lên ngôi hoàng đế.

Từng giúp Đông Ngô đánh bại Thục Hán, vì sao Lục Tốn vẫn bị Tôn Quyền thanh trừng?

Nhìn lại cuộc đời của vị tướng họ Lục ấy, không khó để nhận thấy ông đã cống hiến rất nhiều thành tựu cho sự nghiệp của Đông Ngô. Trong số đó, nổi bật hơn cả chính là chiến tích đánh bại phe Thục Hán trong trận chiến Di Lăng năm nào.

Vì sao Lã Mông giết Quan Vũ mặc cho Tôn Quyền nhiều lần cảnh báo?

Cũng như thế, Quan Vũ trong thời kỳ Tam quốc là vị tướng vô cùng nổi tiếng, nếu như có thể đánh bại Quan Vũ, Lã Mông có thể tiết kiệm được 20 năm phấn đấu để được người người biết đến cũng như được ghi danh vào sử sách.

Mã Siêu tài giỏi, vì sao Lưu Bị cả đời "phớt lờ" không tin?

Để tranh đoạt thiên hạ, ngoài quân sư, võ tướng tài giỏi đóng vai trò rất quan trọng. Dù xuất phát điểm yếu thế hơn so với Tào Ngụy và Đông Ngô, nhưng Thục Hán cũng thu hút được rất nhiều nhân tài, dần trở thành thế lực mạnh thời Tam Quốc.

Viết một bình luận