Chu Du “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng”

Sự thật đằng sau câu nói “Trời Sinh Du sao còn sinh Lượng”

La Quán Trung chỉ ra rằng Chu Du là người yêu âm nhạc, lễ phép khiêm tốn, nhưng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Chu Du bị mô tả như một đứa trẻ ngô nghê và nóng tính, bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần đến chết. Nhà văn còn viết một câu khá nổi tiếng rằng trước khi chết Chu Du phẫn uất mà than: “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?”.

Nhưng sự thật đã được nhiều nhà sử học kiểm chứng, La Quán Trung là người đời sau, sử sách lại không ghi như vậy, từ đấy có thể suy diễn: La Quán Trung viết để ca ngợi nhà Thục Hán, nên “thần thánh hóa” Gia Cát Lượng, biến Chu Du thành người có tài năng kém Khổng Minh. Và trong lịch sử, Gia Cát Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du, và Chu Du cũng chưa bao giờ tức thổ huyết mà chết. Vì sao? Vì Chu Du là một con người rất có bản lĩnh. Tam quốc chí đánh giá rất cao về ông: “Cởi mở, khí phách hơn người”. Người cùng thời cũng rất trân trọng ông.

Không chỉ là tướng tài, Chu Du còn là một quân sư giỏi chiến thuật

Được mô tả rõ ràng qua trận Xích Bích, trận chiến quyết định thế chân vạc của ba nước Ngụy, Thục, Ngô về sau. Lúc đó, thời thế Tào Tháo cực mạnh do vừa chiếm được Kinh Châu, mang danh nghĩa Hán Đế để yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng, lúc này các quan nước Ngô chia làm 2 phe: phe chủ hàng do Trương Chiêu cầm đầu, phe chủ chiến thì có Chu Du. Tôn Quyền rất phân vân, nhưng khi nhìn tình thế nếu giao chiến xảy ra, Chu Du đã phân tích rõ chiến lược: Địa thế: Đất Ngô có sông bao bọc. Tào Tháo không có thủy quân giỏi. Tình thế: Tào Tháo chưa bình định xong vùng Tây Lương, không thể ở lâu. Thời điểm: Đang là mùa đông, đất Ngô khí hậu ẩm ướt, quân phương Bắc sẽ sinh bệnh.

Đại chiến Xích Bích, Chu Du đưa tên mình vào những tướng tài nhất trong lịch sử

Nhờ phân tích chính xác và lựa chọn chiến thuật hợp lý, nên dù quân ít hơn Tào, nhưng Chu Du đã đại thắng trận Xích Bích, đưa tên tuổi mình vào hàng những tướng tài giỏi nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Bài viết liên quan:

Trước khi qua đời, vì sao Lưu Bị muốn gặp Triệu Vân

Cả đời hết mình xây dựng cơ nghiệp và luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, phục hưng Hán thất, cuối cùng Lưu Bị cũng có được những thành tựu nhất định và đủ vốn liếng vững chắc để lập nên nhà Thục Hán, lên ngôi hoàng đế.

Điều gì làm Tôn Quyền trở thành Hoàng đế "khủng"nhất lịch sử Trung Quốc?

Tôn Trọng Mưu sống thọ nhất so với Tào Tháo, Lưu Bị, ông mất năm 71 tuổi; có thời gian cầm quyền Đông Ngô dài nhất, tới 52 năm và là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế".

Từng giúp Đông Ngô đánh bại Thục Hán, vì sao Lục Tốn vẫn bị Tôn Quyền thanh trừng?

Nhìn lại cuộc đời của vị tướng họ Lục ấy, không khó để nhận thấy ông đã cống hiến rất nhiều thành tựu cho sự nghiệp của Đông Ngô. Trong số đó, nổi bật hơn cả chính là chiến tích đánh bại phe Thục Hán trong trận chiến Di Lăng năm nào.

Vì sao Lã Mông giết Quan Vũ mặc cho Tôn Quyền nhiều lần cảnh báo?

Cũng như thế, Quan Vũ trong thời kỳ Tam quốc là vị tướng vô cùng nổi tiếng, nếu như có thể đánh bại Quan Vũ, Lã Mông có thể tiết kiệm được 20 năm phấn đấu để được người người biết đến cũng như được ghi danh vào sử sách.

Viết một bình luận